Tinh dầu nghệ là gì?
- Tinh dầu nghệ được biết đến là tinh chất được chiết xuất từ củ nghệ tự nhiên, thường được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp da, chống dị ứng hay khử khuẩn,…giúp ích rất nhiều đối với sức khỏe, đời sống của chúng ta.
-
Cây nghệ là cây gì?
- Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng (danh pháp hai phần: Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau.Khi không được sử dụng ngay, củ được luộc trong khoảng từ 30 đến 45 phút và sau đó đem sấy khô trong lò nóng. Sau đó chúng được nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sậm mà thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil và kể cả các loại cà ri, hoặc để nhuộm màu, tạo màu cho các loại gia vị mù tạc. Thành phần hoạt động của nó là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc, và ‘mang hương vị của đất’ một cách khác biệt. Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tàng với một số chứng bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác. Ấn Độ là nước sản xuất nghệ chính, với những tên gọi theo vùng tùy vào ngôn ngữ và quốc gia.
-
Thành phần hóa sinh
- Các thành phần hóa học quan trọng nhất của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin, tạo thành 3.14% (theo lượng trung bình) bột nghệ. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa.
- Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, với ký hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3. Tên hóa học của nó là(1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion.
- Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tinh dầu nghệ có những công dụng gì và cách làm ra sao nhé!
-
1. Lợi ích của tinh dầu nghệ – Turmeric
-
Điều trị mụn
- Một trong những lợi ích phải kể đến của nghệ hay tinh dầu nghệ đó là khả năng ngăn ngừa mụn bằng cách làm khô nhân mụn và ngăn mụn quay trở lại.
- Để làm được điều đó là do tinh dầu củ nghệ có khả năng kháng khuẩn nên giúp giảm mụn hiệu quả.
- Bạn có thể dùng 2-3 giọt tinh dầu nghệ trộn với dầu nền như dầu mù u rồi chấm lên nốt mụn sẽ giúp cải thiện làn da rất nhiều.
-
Dưỡng sáng làn da
- Từ lâu, củ nghệ được xem làm một trong những thành phần giúp dưỡng sáng làn da, loại bỏ thâm sạm và rạn da hiệu quả.
- Bạn có thể dùng 1-2 giọt tinh dầu củ nghệ cùng với 1 loại dầu nền, kem dưỡng để thoa lên da, giúp cải thiện dần sắc tố da bị tối màu.
-
Chống cháy nắng
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu nghệ có thể bảo vệ làn da bạn khỏi sự tổn thương của ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn bị kích ứng, nổi mẩn đỏ bởi cháy nắng thì có thể dùng 1-2 giọt tinh dầu củ nghệ trộn với dầu jojoba rồi thoa lên da để làm dịu da tức thì.
-
Giảm viêm và giảm đau
- Trong tinh dầu nghệ được biết có chứa hơn 60% là alpha-curcumene, đây là một hợp chất có tính kháng viêm cao. Nhờ vậy mà tinh dầu nghệ có thể hỗ trợ trị các bệnh về xương khớp, gout, bệnh về tiêu hóa,…
- Để sử dụng hiệu quả, bạn có thể trộn 4-5 giọt tinh dầu củ nghệ với 1 muỗng canh dầu nền (dầu hạnh nhân ngọt, dầu olive) rồi massage nhẹ nhàng lên vị trí bị đau.
-
Nâng cao hệ miễn dịch
- Một lợi ích nữa của tinh dầu nghệ đó chính là nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhờ chứa nhiều hoạt chất mạnh mẽ, kháng viêm tốt.
- Sự kết hợp của những hoạt chất này sẽ đem đến lợi ích kháng khuẩn, sát trùng, giúp kiểm soát tình trạng viêm của cơ thể tốt hơn.
-
Giảm cảm lạnh, nghẹt mũi
- Bạn có thể tận dụng tinh dầu củ nghệ để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, cảm lạnh, ho, cúm,…bằng cách xông hơi hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu.
- Sau khi xông bạn sẽ được thư giãn và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
-
2. Cách làm tinh dầu nghệ
- Nguyên liệu: 2kg nghệ tươi, chén, khăn sạch, máy xay.
- Mẹo hay: Bạn nên ưu tiên chọn những củ nghệ già để thu được nhiều tinh chất nhất. Đồng thời cần chọn nghệ được trồng trong môi trường sạch sẽ, không chứa hóa chất.
- Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn đem hết củ nghệ tươi đi rửa sạch bụi bẩn, đất cát rồi cạo sạch vỏ.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn cắt nhỏ củ nghệ để cho vào máy để xay nhuyễn mịn, rồi lọc qua khăn vải để lọc lấy phần nước tinh chất, bỏ phần bã.
- Mẹo hay: Bạn nên lọc lại 2-3 lần để thu được nhiều tinh chất nhất.
- Bước 3: Sau khi thu được nước nghệ thì bạn cho thêm nước lạnh vào tô để khoảng 3 giờ cho tinh bột nghệ lắng xuống.
- Bước 4: Sau khi bột nghệ lắng xuống thì bạn gạn bỏ bớt phần nước trong ở trên rồi đợi thêm 3 giờ nữa và thu lấy bột nghệ tinh khiết bên dưới.
- Bước 5: Bột nghệ bạn cho vào nồi cùng với nước đun cho sôi, để nguội là có thể cho vào hũ bảo quản.
- Tinh dầu nghệ sau khi thu được thì bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tốt nhất là nên dùng trong vòng 1 tháng.
-
3. Lưu ý khi dùng tinh dầu củ nghệ nguyên chất
- Dưới đây là một số lưu ý khi dùng tinh dầu nghệ:
- Người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì nên thử chấm một vài giọt tinh dầu nghệ lên cổ tay để thử trước khi dùng trên da mặt.
- Không nên lạm dụng tinh dầu nghệ để làm đẹp, chữa bệnh.
- Người đang điều trị bệnh, phụ nữ mang thai, cho con bú thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Trên đây là những thông tin về công dụng và cách làm tinh dầu nghệ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn!
- Có thể bạn quan tâm:
- » Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm xoang bạn cần biết?
- » Các loại tinh dầu chữa bệnh bạch biến
- » Tinh Dầu Mù Tạt Chữa Bệnh Bạch Biến