Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Tinh Dầu Phong Lữ Là Gì? Cách Làm Tinh Dầu Phong Lữ Tại Nhà

  • Tinh Dầu Phong Lữ Là Gì? Cách Làm Tinh Dầu Phong Lữ Tại Nhà

  • 1. Tinh dầu phong lữ là gì?

  • Tinh dầu phong lữ là gì? Tinh dầu phong lữ là một loại tinh dầu rất tốt để chăm sóc làn da và điều trị các bệnh về da. Tinh dầu này có khả năng giữ độ ẩm cho da, tẩy sạch làn da, giúp da bài tiết tốt hơn vì thế sẽ giúp giảm chứng viêm các tuyến nhờn trên da, khử trùng các vết thương, chống sưng khớp. Có ích trong việc chữa trị chàm bội nhiễm, giảm khô da đầu và gàu, chữa lành các vết thương, giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể. Hương thơm quyến rũ của tinh dầu Phong Lữ giúp giảm stress, giảm lo âu, tăng cường tâm trạng tích cực.
  • Tinh dầu phong lữ được chưng cất từ cây phong lữ, có nhiều mùi hương khác nhau tùy theo chủng loại và có nhiều lợi ích. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi nhất như một thành phần trong nước hoa và trong mỹ phẩm. Cùng với đó, tinh dầu còn được ứng dụng để điều trị một số bệnh.  Bạn đã nghe qua về tinh dầu phong lữ nhưng vẫn chưa hiểu rõ về loạtinh dầu này. Bài viết này của FACARE sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật về tinh dầu phong lữ. Cùng tìm hiểu nhé !
  • 2. Phong lữ là cây gì?

  • Phong lữ (danh pháp khoa học: Geraniaceae) là một họ thực vật có hoa. Nó bao gồm cả chi Geranium (các loài mỏ hạc) và các loài cây trồng làm cảnh như quỳ thiên trúc, phong lữ mà các nhà thực vật học ngày nay phân loại là thuộc chi Pelargonium, cùng với các chi có hình dạng bề ngoài tương tự khác.Trong họ này có khoảng 805 loài, phân bổ trong khoảng 7 đến 14 chi; danh sách các chi trong bảng phân loại thuộc bài này lấy từ cơ sở dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew, Anh quốc. Về mặt số lượng, quan trọng nhất là các chi GeraniumPelargonium và Erodium. Phần lớn các loài được tìm thấy trong các khu vực ôn đới hoặc ôn đới ấm, đặc biệt là miền nam châu Phi, mặc dù có một số loài sinh trưởng trong khu vực nhiệt đới. Các loài cây này có thể là cây sống một năm hoặc lâu năm. Các loài cây có thân lớn thường có thân gỗ; phần lớn có lông bao phủ. Hoa có 5 cánh và chủ yếu là lưỡng tính.
  • Người ta cũng có thể phân biệt chi Hypseocharis có khoảng 1-3 loài sinh trưởng trong khu vực tây nam dãy Andes ở Nam Mỹ với phần còn lại của họ này. Một số tác giả đặt chi Hyspeocharis trong họ độc chi là Hypseocharitaceae, trong khi các nguồn cũ lại đặt chi này trong họ Oxalidaceae.
  • 3. Tác dụng của tinh dầu phong lữ

  • Tinh dầu phong lữ có những tác dụng sau:
  • Trị mụn trứng cá, mụn viêm và các tình trạng viêm da
  • Giúp điều trị tình trạng phù nề
  • Chống nhiễm trùng
  • Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh: Tinh dầu phong lữ giúp cải thiện những triệu chứng của phụ nữ bị giảm estrogen và những triệu chứng liên quan đến sức khỏe do mãn kinh và tiền mãn kinh.
  • Tinh dầu phong lữ giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm nhờ mùi hương.
  • 4. Tác dụng phụ của tinh dầu phong lữ

  • Khi sử dụng tinh dầu phong lữ có thể có một số tác dụng phụ như là: Phát ban, bỏng rát da,…do đó bạn không nên bôi trực tiếp tinh dầu lên da mà nên dùng ở một vùng da nhỏ và nên nhớ phải pha loãng trước.
  • 5. Một số cách sử dụng tinh dầu phong lữ

  • Các bạn có thể pha loãng tinh dầu phong lữ với một số loại dầu khác trước khi dùng trên da để điều trị da mụn, ngứa, hoặc có thể dùng để massage.
  • Bạn có thể chấm tinh dầu phong lữ lên khăn giấy hoặc vải như một liệu pháp trị liệu bằng hương thơm.
  • Cho tinh dầu phong lữ vào trong máy khuếch tán tinh dầu.
  • 6. Cách làm tinh dầu phong lữ tại nhà

  • Nguyên liệu: 12 lá phong lữ, dầu ô liu hoặc dầu mè, lọ thủy tinh
  • Cách thực hiện:
  • Bước 1: Các bạn cắt khoảng 12 lá phong lữ, rồi cho vào lọ thủy tinh và đổ dầu ô liu hoặc dầu mè vào khoảng nửa lọ, sau cho ngập hết lá phong lữ. Sau đó các bạn đậy kín lọ và phơi nắng trong khoảng một tuần
  • Bước 2: Sau một tuần, các bạn lọc lấy dầu bằng vải thưa sau đó cho dầu vào một lọ thủy tinh khác. Các bạn bỏ thêm lá phong lữ tươi vào lọ dầu
  • Bước 3: Tiếp tục đậy nắp kín lọ và để ở nơi đầy nắng như bệ cửa sổ trong khoảng một tuần
  • Bước 4: Các bạn lặp lại các bước này trong ba tuần tiếp theo nhé. Và tổng thời gian để có tinh dầu phong lữ là khoảng 5 tuần.
  • 7. Một số lưu ý khi dùng tinh dầu phong lữ

  • Một số loại tinh dầu nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai, người mắc bệnh động kinh, hen suyễn,… Nếu dùng nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Khi sử dụng tinh dầu để xông hương, bạn nên sử dụng ở mức vừa phải, tránh lạm dụng, dùng quá lâu liên tục nhiều giờ liền.
  • Một số loại tinh dầu có thể bôi trực tiếp lên da, một số khác thì không, nên tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
  • Tránh để tinh dầu rơi vào mắt, vùng da nhạy cảm.
  • Bảo quản tinh dầu nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nguồn nhiệt cao.
  • Đựng tinh dầu trong (chai, lọ, bình, can, phuy…) và màu tối sẩm, màu hổ phách và đậy nắp kín. 
  • Khi sử dụng tinh dầu để điều trị bệnh tật bằng con đường ăn uống thì bắt buộc phải có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. 
  • Ngưng sử dụng tinh dầu khi có dấu hiệu kích ứng. Bảo quản tinh dầu trong chai, lọ có màu tối, đậy nắp kín sau khi dùng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Bài viết trên là những chia sẻ của FACARE về tinh dầu phong lữ. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ biết và hiểu thêm về tinh dầu này nhé.
  • Có thể bạn quan tâm: 
  • » Các Loại Tinh Dầu Thiên Nhiên Kích Thích Ham Muốn
  • » Nhóm Nguyên Liệu Để Sản Xuất Dầu Viêm Xoang, Dầu Gió
Sản phẩm liên quan
tinh dầu tiêu
290.000 - 10.500.000350.000 290.000
Tiết kiệm: 60.000₫ (17%)
Mua hàng
tinh dầu nữ lang
1.900.000 - 72.000.0002.300.000 1.900.000
Tiết kiệm: 400.000₫ (17%)
Mua hàng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :
Scroll to Top
Scroll to Top
0932696777
Liên hệ